Nhận hợp thức hóa giâý tờ nhà đất bằng giấy tờ tay tại Hải Phòng

 

Hợp thức hóa nhà đất hay còn được gọi là việc cấp sổ hồng hay sổ đỏ để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng đất của chủ thế với một phần đất. Đây là một trong những thủ tục hành chính quan trọng và bắt buộc để sở hữu một mảnh đất.

Nhận hợp thức hóa giâý tờ nhà đất bằng giấy tờ tay tại Hải Phòng

Nhận hợp thức hóa giâý tờ nhà đất bằng giấy tờ tay tại Hải Phòng 

Giấy tờ tay thường là những giao dịch mua bán trước đây được bà  con cô bác mua bán với người quen, viết tay với nhau. Trải qua thời gian, những giấy tờ tay này hiện nay được luật hóa và là căn cứ cấp giấy chứng nhận chủ quyền (hợp thức hóa ra giấy hồng, sổ hồng)

2. Các trường hợp được thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Thường mọi người sẽ có suy nghĩ tất cả các trường hợp sẽ đều được phép thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất vì đây à quyền của mỗi cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Bộ tư pháp thì chỉ các trường hợp sau đây mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

  1. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định
  2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực
  3. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ
  4. Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai. Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân. Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
  5. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
  6. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  7. Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
  8. Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
  9. Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng. Tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
  10. Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

3. Thủ tục hợp thức hóa nhà đất tại Hải Phòng

 
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hợp thức hóa nhà đất làm QSDĐ

Hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu thì nộp hồ sơ tại UBND Quận/Huyện. Hồ sơ hợp thức hóa bao gồm :

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận được UBND phường/ xã/ thị trấn kiểm tra, xác nhận vào đơn với các nội dung:
  • Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
  • Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất;
  • Xác minh thực địa về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng;

2. Một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất Đai 2013

3. Một trong các loại giấy tờ quy định tại các điều 31,32,33 và 34 của nghị định số 43/2014/ND-CP

4. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

5. Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp)

6. Giấy tờ tùy thân

Bước 2: Kiểm tra và viết phiếu hẹn trả kết quả

Bộ phận có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp thức hóa nhà đất tại UBND huyện tiếp nhận và kiểm tra sau đó viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thực hiện thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa

Văn phòng Đăng ký QSĐ đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến của UBND xã, thị trấn về tình trạng sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản trên đất, tình trạng tranh chấp đất đai; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì phối hợp với UBND thị trấn lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xem xét tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày; Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 4: Kiểm tra và đánh giá hồ sơ hợp thức hóa nhà đất 

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin hợp thức hóa nhà đất, đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử đất hoặc ý kiến cụ thể với trường hợp không đủ điều kiện;

Bước 5: Trả hồ sơ

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ tiến hành chuyển kết quả cho bộ phận trả hồ sơ hoặc chuyển đến UBND xã để trả cho người sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý :

  • Luật Đất Đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
  • Nghị định số 43/2014/ND-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất Đai;
  • Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận QSDD, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ TN và MT quy định về hồ sơ địa chính.

4.  Dịch vụ trọn gói hợp thức hóa nhà đất tại Hải Phòng mới nhất

Tư vấn hành lang pháp lý liên quan đến hợp thức hóa nhà đất:

  • Đối tượng nhà, đất cần thực hiện thủ tục hợp thức hóa;
  • Điều kiện về nhà đất, giấy tờ cần thiết cho việc tiến hành hợp thức hóa;
  • Hậu quả pháp lý trước và sau hợp thức hóa nhà đất;
  • Trình tự, thủ tục, tài liệu cần thiết thực hiện hợp thức hóa;
  •  Các vấn đề khác có liên quan đến hợp thức hóa nhà đất

Thẩm định điều kiện tiến hành hợp thức hóa nhà đất:

  • Nghiên cứu hồ sơ, giấy tờ tài liệu gốc liên quan đến nhà đất cần hợp thực hóa;
  •  Trả lời khách hàng về việc hợp thức hóa có khả năng thực hiện như thế nào trong thời hạn 01 ngày sau khi nhận hồ sơ

Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hợp thức hóa nhà đất:

  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà dựa trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã có
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để hoàn thành việc thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất;
  • Nộp hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn